Better Work - chương trình hợp tác giữa Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp quốc và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), một thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank Group) – thực hiện đánh giá tuân thủ theo các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản và luật lao động quốc gia tại 1,450 nhà máy may mặc với hơn 1.9 triệu người lao động tại bảy quốc gia.
Cổng thông tin minh bạch
Cổng thông tin minh bạch này công khai những vi phạm chính từ các đánh giá của Better Work, công khai tên của những nhà máy được ghi nhận là “không tuân thủ” về các vấn đề như an toàn vệ sinh lao động, lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, phân biệt đối xử, tiền lương, hợp đồng và tự do hiệp hội.
Nhìn chung, bộ CAT đề cập hơn 200 vấn đề, nhưng tính trung bình trên trên tất cả các quốc gia có Better Work thì chỉ có 26 vấn đề trong số này sẽ được nêu bật trên Cổng thông tin minh bạch.
Better Work sử dụng một bộ câu hỏi toàn diện, được gọi là Bộ Công cụ đánh giá tuân thủ hoặc bộ CAT, để hoành thành các đánh giá không báo trước trong hai ngày do hai đánh giá viên chương trình thực hiện. Lấy một ví dụ, một nhà máy tham gia Better Work trả lời câu hỏi ‘Người sử dụng lao động có sa thải công nhân đang mang thai hoặc đang nghỉ thai sản hoặc buộc họ nghỉ việc hay không?’ như một phần trong bộ đánh giá liên quan đến vấn đề phân biệt đối xử.
Nhà máy có thể đưa ra phản hồi về các ghi nhận không tuân thủ trực tiếp trên trang thông tin này. Ví dụ, nhà máy có thể gửi một bức ảnh cho thấy lối thoát hiểm khẩn cấp bị phát hiện bị chặn lúc đánh giá nay đã được dọn thông thoáng.
Các ghi nhận về tình trạng tuân thủ của một nhà máy sẽ được lưu trên Cổng thông tin minh bạch cho đến khi báo cáo đánh giá tiếp theo được công bố, tại thời điểm đó, trang thông tin sẽ được cập nhật để phản ánh những dữ liệu mới nhất.
Xem trang này để tìm hiểu về những ghi nhận tình trạng tuân thủ của nhà máy hiện đang có và tham khảo Các câu hỏi thường gặp để biết thêm thông tin.