Danh sách các vấn đề được công khai
Trang này cung cấp chi tiết về các tiêu chuẩn lao động cốt lõi và điều kiện làm việc sẽ được công bố trên trang thông tin điện tử này. Các vấn đề được sắp xếp theo từng nhóm hay còn được gọi là cụm vấn đề tuân thủ. Bạn có thể tìm kiếm theo cụm vấn đề tuân thủ hoặc nhập một từ khóa để lọc thông tin. Lưu ý rằng các vấn đề tuân thủ trên báo cáo công khai có thể khác nhau một chút giữa các quốc gia, do có sự khác biệt trong luật pháp và ưu tiên của từng quốc gia.
Các tiêu chuẩn pháp lý được áp dụng cũng khác nhau giữa các quốc gia tùy vào luật pháp của từng nước. Mỗi công cụ đánh giá tuân thủ của mỗi quốc gia đều có thể tìm thấy trên trang thông tin điện tử của Better Work.
Lao động trẻ em
Lao động trẻ em
Tình trạng không tuân thủ phát sinh khi có công nhân dưới độ tuổi hợp pháp để làm việc theo luật quốc gia đang làm việc cho nhà máy. Độ tuổi hợp pháp để làm việc khác nhau giữa các quốc gia: Bangladesh, Nicaragua (14); Jordan (16); Haiti, Indonesia, Việt Nam (15).
Phân biệt đối xử
Sa thải công nhân đang mang thai hoặc nghỉ thai sản hoặc buộc họ phải nghỉ việc
Tình trạng không tuân thủ phát sinh khi doanh nghiệp sa thải, ép buộc nghỉ việc, hoặc không tái ký hợp đồng khi người lao động đang mang thai hoặc đang nghỉ thai sản. Haiti cũng được ghi nhận việc sa thải liên quan đến người lao động đang cho con bú. Việt Nam cũng ghi nhận việc sa thải người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Phân biệt đối xử về Giới (điều kiện làm việc)
Tình trạng không tuân thủ phát sinh khi doanh nghiệp đối xử khác biệt hoặc thiên vị giữa nam và nữ về điều kiện làm việc, khi mà sự khác biệt trong cách đối xử không xuất phát từ yêu cầu bắt buộc của công việc. Điều kiện làm việc bao gồm, ví dụ, thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi, nghỉ phép, các biện pháp an toàn vệ sinh lao động, các biện pháp an sinh xã hội, các cơ sở phúc lợi và/hoặc các chế độ phúc lợi liên quan đến công việc. Haiti cũng ghi nhận phân biệt đối xử dựa trên tình trạng hôn nhân ngoài việc phân biệt về giới.
Quấy rối tình dục
Quấy rối tình dục bao gồm hành vi thể xác, bằng lới nói hoặc phi lời nói có tính chất tình dục ảnh hưởng đến nhân phẩm của phụ nữ hoặc nam giới, điều này không được chào đón, không hợp lý và gây khó chịu cho đối phương. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc phát sinh khi người lao động nhận thấy rằng các phản ứng của họ đối với hành vi quấy rối là một điều kiện của công việc, hoặc phản ứng của họ sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả công việc hoặc một quyết định gây ảnh hưởng tới công việc. Quấy rối tình dục cũng có thể phát sinh từ hành vi có tính chất tình dục tạo nên môi trường làm việc sợ hãi, thù địch hoặc xúc phạm tới nhân phẩm người lao động.
Lao động cưỡng bức
Tự do di chuyển ra khỏi chỗ làm việc, kể cả trong giờ tăng ca
Mặc dù người lao động được yêu cầu phải có mặt tại doanh nghiệp trong khoảng thời gian quy định, và không thể tự do ra vào như họ muốn mà không có lý do, nhưng doanh nghiệp sẽ được ghi nhận là không tuân thủ nếu họ cưỡng chế hoặc ép buộc người lao động không thể rời nhà máy, ví dụ như, khóa cửa thoát hiểm hoặc nhân viên bảo vệ ngăn không cho người lao động rời đi.
Tăng ca cưỡng bức bằng hình thức đe dọa hình phạt
Tình trạng không tuân thủ phát sinh khi có doanh nghiệp bắt buộc người lao động làm thêm giờ, không có sự đồng thuận của người lao động, bằng hình thức đe dọa hình phạt, ví dụ, đe dọa sa thải hoặc không cho làm thêm giờ trong tương lai. Khi xem xét người lao động có tự nguyện làm việc hay không, thì cũng sẽ cân nhắc tình trạng dễ bị tổn thương của họ. Tình trạng không tuân thủ có thể là kết quả từ việc người lao động bị cưỡng chế làm thêm giờ (không tự nguyện), bằng hình thức đe dọa hình phạt (i) để đạt được mức lương tối thiểu; (ii) không được trả lương để đạt được mục tiêu sản xuất; và/hoặc (iii) vượt quá giới hạn quy định theo luật về số giờ làm thêm.
Tự do hiệp hội
Tham gia công đoàn không tự nguyện
Tình trạng không thuân thủ phát sinh khi người sử dụng lao động yêu cầu/bắt buộc người lao động phải tham gia công đoàn
Can thiệp và Phân biệt đối xử
Cố gắng can thiệp, thao túng hoặc kiểm soát (các) công đoàn
Tình trạng không tuân thủ phát sinh khi doanh nghiệp có:
- Hành động nhằm chi phối, kiểm soát hoặc làm suy yếu các tổ chức của người lao động
- Tham gia vào việc ra quyết định của công đoàn, trong xây dựng điều lệ, quy chế, trong các hoạt động, công tác hành chính, tài chính hoặc bầu cử của công đoàn
- Cố gắng giành quyền kiểm soát công đoàn bằng cách chu cấp tài chính cho công đoàn đó mà không tuân theo luật pháp quốc gia
- Cố gắng làm suy yếu công đoàn bằng cách hối lộ cho các thành viên công đoàn rút khỏi tổ chức, hoặc bằng cách nâng đỡ họ một các giả tạo trong nỗ lực ngăn cản sự tham gia của họ trong các vấn đề công đoàn và/hoặc
- Thúc đẩy việc thành lập một tổ chức công đoàn khác để cạnh tranh với (các) công đoàn hiện có
Người sử dụng lao động tham gia vào việc ra quyết định, xây dựng điều lệ, quy chế, hoạt động, công tác hành chính, tài chính hoặc bầu cử của công đoàn
Tình trạng không tuân thủ phát sinh khi cấp quản lý nhà máy bao gồm cả quản lý cấp cao, quản lý cấp trung, quản lý cấp thấp can thiệp vào việc ra quyết định, xây dựng điều lệ, quy chế, trong hoạt động, công tác hành chính, tài chính hoặc bầu cử của công đoàn.
Trừng phạt công đoàn viên
Tình trạng không tuân thủ phát sinh khi người sử dụng lao động trừng phạt người lao động vì tham gia một công đoàn hoặc các hoạt động công đoàn, ví dụ, có thể liên quan đến việc thuyên chuyển hoặc hạ cấp, từ chối cơ hội làm thêm giờ, cắt giảm lương hoặc tiền thưởng, hoặc thay đổi điều kiện làm việc.
Sa thải hoặc không gia hạn hợp đồng lao động do người lao động là thành viên công đoàn hoặc tham gia các hoạt động của công đoàn
Tình trạng không tuân thủ phát sinh khi doanh nghiệp sa thải, hoặc bắt buộc nghỉ việc hoặc không gia hạn hợp đồng vì lý do người lao động là thành viên công đoàn hoặc tham gia các hoạt động của công đoàn.
Thực hiện thỏa ước lao động tập thể
Doanh nghiệp sẽ được ghi nhận là không tuân thủ nếu không thực hiện bất kỳ điều khoản nào của (các) thỏa ước lao động tập thể đang có hiệu lực.
Trừng phạt người lao động vì tham gia đình công
Tình trạng không tuân thủ phát sinh khi người sử dụng lao động trừng phạt người lao động vì tham gia đình công, ví dụ, có thể bao gồm trừ lương nhiều hơn vào những ngày người lao động tham gia đình công, sa thải người lao động, không gia hạn hợp đồng có thời hạn của người lao động, cắt giảm phúc lợi hoặc thâm niên, hoặc bắt làm việc nặng nhọc hơn. Hành động kỷ luật có thể được coi là chính đáng nếu người lao động tham gia đình công có hành vi vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm hình sự.
Tiền lương
Chi trả lương tối thiểu cho người lao động bình thường
Tình trạng tuân thủ được ghi nhận khi người lao động bình thường, bao gồm cả người lao động làm việc theo giờ hoặc theo sản phẩm, được chi trả mức lương tối thiểu theo quy định cho thời gian làm việc thông thường.
Chi trả làm thêm giờ
Tình trạng tuân thủ được ghi nhận khi tất cả các giờ làm thêm được tính lương hợp lý, thông qua việc áp dụng đúng cách tính lương làm thêm giờ theo đúng quy định của luật dựa trên mức lương cơ bản chính xác. Người sử dụng lao động sử dụng ít nhất mức lương tối thiểu theo quy định khi tính toán các khoản làm thêm giờ.
Thông báo cho người lao động về các khoản thanh toán lương và khấu trừ
Tình trạng tuân thủ được ghi nhận khi người lao động được thông báo về tiền lương của họ bằng ngôn ngữ mà họ có thể hiểu và được giải thích cách lương của họ được tính như thế nào, thường thông qua bảng chi tiết lương hoặc phiếu lương.
Thanh toán nghỉ thai sản
Doanh nghiệp được coi là tuân thủ nếu chi trả chế độ thai sản được thanh toán đầy đủ và đúng hạn, theo yêu cầu của luật.
Hợp đồng và Nhân sự
Bắt nạt, quấy rối hoặc sỉ nhục người lao động
Tình trạng không tuân thủ phát sinh khi có sự bắt nạt, quấy rối hoặc sỉ nhục người lao động, ví dụ, bao gồm như đánh, xô đẩy hoặc ném đồ đạc, hạn chế người lao động sử dụng nước hoặc nhà vệ sinh, đe dọa hoặc la mắng người lao động, hoặc mắng công khai bằng những lời lẽ mang tính chất xúc phạm.
An toàn vệ sinh lao động (OSH)
Cơ chế đảm bảo sự hợp tác giữa người lao động và quản lý về các vấn đề về ATVSLĐ
Luật pháp quốc gia có thể quy định cụ thể các cơ chế rõ ràng mà thông qua đó người sử dụng lao động đảm bảo sự hợp tác giữa người lao động và cấp quản lý về các vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh lao động.
Thông thường nhất, các quốc gia đều yêu cầu thành lập một bộ phận an toàn vệ sinh lao động. Tuy luật quốc gia thiếu các yêu cầu cụ thể, sự tuân thủ được ghi nhận khi sự hợp tác giữa người lao động và cấp quản lý về ATVSLĐ được thực hiện bằng cách bổ nhiệm các cán bộ phụ trách về an toàn, thành lập bộ phận ATVSLĐ, và hoặc bộ phận ATVSLĐ chung nơi mà ít nhất số đại diện của người lao động và người sử dụng lao động ngang bằng nhau. Các đại diện của ban an toàn lao động và các thành viên bộ phận ATVSLĐ được cung cấp thông tin, tham gia vào các quyết định về ATVSLĐ, và được trả lương cho những khoảng thời gian thực hiện các nhiệm vụ về ATVSLĐ. Yêu cầu cụ thể khác nhau theo từng luật quốc gia.
Đánh giá, giám sát, ngăn ngừa và/hoặc hạn chế người lao động tiếp xúc với hóa chất độc hại
Sự tuân thủ được ghi nhận khi người sử dụng lao động đánh giá, giám sát, theo dõi và giảm sự độc hại của hóa chất khi cần thiết để bảo vệ sức khỏe và an toàn của người lao động. Người lao động có quyền truy cập vào những hồ sơ này. Việc đánh giá bao gồm đo mức độ phát tán nguy hại ra môi trường. Việc ngăn ngừa dựa trên hệ thống phân cấp các biện pháp kiểm soát, bao gồm: - loại bỏ các hóa chất độc hại; - thay thể bằng các hóa chất ít nguy hiểm hơn; - thay đổi sự phát tán của các hóa chất độc hại, kiểm soát kỹ thuật (thông gió); - công tác hành chính (nâng cao nhận thức, quy trình, luân chuyển công việc); - và cuối cùng là thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE). Việc cung cấp bảo hộ cá nhân không được đánh giá trong câu hỏi này.
Diễn tập khẩn cấp định kỳ
Sự tuân thủ được ghi nhận khi người sử dụng lao động tiến hành các cuộc diễn tập sơ tán định kỳ với sự tham gia của tất cả người lao động, phù hợp với các yêu cầu của luật quốc gia. Nếu không có các quy định khác theo luật quốc gia, diễn tập được thực hiện sáu tháng một lần. Người lao động biết cách phản ứng trong trường hợp khẩn cấp.
Các lối thoát hiểm tiếp cận được, không bị che chắn, và/hoặc không bị khóa trong giờ làm việc, kể cả giờ làm thêm
Doanh nghiệp được ghi nhận là tuân thủ khi các lối thoát hiểm và đường thoát hiểm có thể được tiếp cận, không bị che chắn và không bị khóa trong suốt giờ làm việc, kể cả giờ làm thêm. Các lối thoát hiểm và đường thoát hiểm không bị chắn bởi vật liệu, sản phẩm, thiết bị, đồ đạc v.v… Lối thoát hiểm không bị khóa (không chỉ trong quá trình đánh giá).
Số lượng các lối thoát hiểm
Tuân thủ yêu cầu ít nhất 2 lối thoát hiểm từ tất cả các nơi làm việc và khu vực nghỉ ngơi (2 cầu thang trong tòa nhà nhiều tầng). Các lối thoát hiểm được đặt phân tán nhau. Các phòng kín (như văn phòng) có thể có một lối thoát hiểm nếu của mở dẫn tới các đường thoát hiểm. Các yêu cầu theo luật quốc gia về vấn đề này cũng được áp dụng.
Hệ thống phát hiện và báo cháy
Doanh nghiệp được ghi nhận là tuân thủ khi các đầu báo cháy không bị cản trở và có thể phát hiện khói, nhiệt hoặc ánh sáng nhấp nháy. Chuông báo động có thể nghe thấy hoặc nhìn thấy cho tất cả mọi người ở nơi làm việc và các thiết bị này phải có nguồn điện dự phòng. Đầu báo cháy và hệ thống báo động phải thường xuyên được bảo trì và kiểm tra. Các yêu cầu theo luật quốc gia về vấn đề này cũng được áp dụng.
Nước uống
Doanh nghiệp được ghi nhận là tuân thủ khi nước uống được cung cấp đầy đủ, miễn phí và an toàn cho người lao động. Các yêu cầu theo luật quốc gia về vấn đề này cũng được áp dụng.
Từ chối đánh giá
Từ chối đánh giá
Khi doanh nghiệp không cho phép Better Work tiến hành đánh giá trong hai lần trở lên, trừ khi việc từ chối xảy ra khi có nhiều hơn một đơn vị khác (không phải Better Work) tiến hành đánh giá/kiểm tra cùng một ngày hoặc vì lý do bất khả kháng (như mất điện, thiên tai, đình công), thì doanh nghiệp sẽ được báo cáo công khai vì lý do từ chối đánh giá.
Working Time is assessed in all countries, but currently is not subject to public reporting.
Indonesia, Jordan and Nicaragua will launch public reporting in mid to late 2017. Bangladesh will launch in early 2018. (Better Factories Cambodia has a separate transparency database, and Better Work Haiti issues public synthesis reports with enterprise level compliance information.)